Truy cập

Hôm nay:
223
Hôm qua:
118
Tuần này:
1046
Tháng này:
4910
Tất cả:
227633

Ý kiến thăm dò

Lịch sử hình thành

Ngày 26/11/2020 15:01:25

TÓM TẮT truyÒn thèng lÞch sö - v¨n ho¸ x· tÕ lîi

1/ Đặc điểm, vị trí địa lý:

Tế Lợi là vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời ,từ khi có dân cư đến đây khai canh,mở đất, đến nay đã trải qua nhiều thế kỷ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân Tế Lợi đã tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp. Đó là tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân, là tình làng nghĩa xóm đậm đà, hiếu nghĩa, truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo” là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn,son sắt, thuỷ chung.

Tế Lợi có vị trí địa lí cách trung tâm huyện lị gần 5km về phía bắc. Phía nam giáp xã giáp xã Minh Thọ và Minh Nghĩa, phía Bắc giáp xã Tế Thắng, phía đông giáp xã Tế Nông, phía tây giáp xã Phú Nhuận huyện Như Thanh.

Xã có diện tích tự nhiên 1.045,05 ha, có hệ thống đường đường giao thông Quốc lộ 45 chạy theo hướng Bắc Nam với chiều dài 3,1km. Lịch sử hình thành và phát triển của xã Tế Lợi luôn gắn liền với lịch sử phát triển của huyện Nông Cống. Trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, Tế Lợi thuộc Tổng Cao Xá của huyện Nông Cống.

Sau cách mạng tháng 8/1945 Nhà nước có quyết định bỏ đơn vị Tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã, lúc này các làng của Tế Lợi ngày nay thuộc xã Cao Phong, huyện Nông Cống.

Đến năm 1947, nhà nước ghép các xã nhỏ thành xã lớn, theo đó 3 xã Cao Phong, Đại Độ, Tân Dân sáp nhập thành xã Tân Dân.

Đến năm 1948, đổi tên thành xã Tế Nông.

Đến năm 1954, xã Tế Nông được chia thành 4 xã: Tế Lợi, Tế Nông,Tế Tân và Tế Thắng. Thời kỳ này Tế Lợi có 3 làng là Đậu Yên, Hữu Cốc và Côn Cương.

Đến tháng 10/1965 theo Quyết định của Hội đồng Chính Phủ, Tế Lợi chuyển làng Đậu Yên về xã Tế Thắng, đồng thời sáp nhập làng Trường Thọ thuộc xã Minh Thọ về xã Tế Lợi sinh hoạt và ổn định cho đến nay

2.Truyền thống văn hóa và cách mạng:

Là vùng đất nằm cạnh ngàn nưa, lại có dòng sông Nhơm trong hệ thống sông Yên tích tụ phù sa, bồi đắp nên những cánh đồng mầu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên cũng gây nên những khó khăn, thách thức mà bao thế hệ người Tế Lợi đã phải gồng mình chống chọi để tồn tại và phát triển. Gắn bó bao đời với đồng ruộng, đến nay người dân trong xã đã am hiểu từng chất đất trên từng xứ đồng để bố trí các loại giống lúa cho phù hợp, góp phần tăng sản lương thực hàng năm.

Cho dù cuộc sống còn đầy gian nan vất vả, nhưng từ xưa người dân Tế Lợi vẫn luôn có truyền thống hiếu học. Trong thời kỳ đế quốc Mỹ bắn phá Miền bắc, trường cấp 2 Tế Lợi, nay là trường THCS Tế lợi được sáp nhập, học sinh của 2 xã Tế Lợi và Tế Thắng, trường học được đóng tại xã Tế Lợi. Sau Hiệp định Pa ri được ký kết năm 1973 , học sinh Tế Thắng được tách về học tại xã Tế Thắng.

Truyền thống hiếu học của cha ông đã được lớp lớp thế hệ sau gìn giữ và phát huy. Chính vì thế nhiều người trong xã đã đạt học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ.... Đó chính là những tấm gương, là động lực thúc đẩy tinh thần học tập và ý chí vươn lên của các thế hệ nối tiếp trong toàn xã.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước cùng với nhân dân Nông cống, Tế lợi cũng có quyền tự hào về hình ảnh Bà Triệu đã làm rạng rỡ sử vàng dân tộc. Trên mảnh đất Tế Lợi ngày nay có dãy núi ngàn nưa, nơi nghĩa quân Bà Triệu luyện binh, tập kết nghĩa quân đánh đuổi giặc Ngô giải phóng quê hương.Trước cách mạng tháng 8/1945 nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực, bần hàn, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Tế Lợi mang trong mình ước nguyện khao khát vùng dậy lật đổ thực dân phong kiến, giành lại chính quyền.

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam như vừng đông chói sáng, báo hiệu bình minh của thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Trên địa bàn Nông cống nói chung, xã Tế Lợi nói riêng phong trào cách mạng ngày càng phát triển. Năm 1945 cao trào cách mạng lớn mạnh, các đội tự vệ của Tế Lợi tích cực tham gia các hoạt động cách mạng. Trong các làng không khí chuẩn bị khởi nghĩa được dấy lên thành phong trào rộng khắp. Ngày 21/8/1945 chính quyền về tay nhân dân, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Nông cống thành lập và ra mắt, đã xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến. Từ đó nhân dân Tế Lợi cùng với nhân dân trong huyện chấm dứt cuộc đời nô lệ. Một giai đoạn cách mạng mới gian khổ nhưng đầy vinh quang đã mở ra. Chính quyền bắt tay vào lãnh đạo nhân dân, trước hết là nhanh chóng tổ chức cứu đói cho dân, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm đồng thời tích cực tham gia sản xuất. Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, mặc dù khó khăn đang chồng chất khó khăn, nhưng với niềm tin tưởng vào cách mạng, nhân dân Tế Lợi đã hăng hái tham gia "Tuần lễ đồng", " Tuần lễ vàng", " Xây dựng quỹ độc lập" ủng hộ kháng chiến. Với tư cách là người làm chủ, tinh thần học tập của nhân dân đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi. Từ chỗ đại đa số người dân trong xã không biết chữ, chưa đầy 3 năm sau ngày cách mạng tháng tám thành công, tỷ lệ người biết đọc, biết viết đã đạt 70% dân số, đời sống của nhân dân ngày càng được ấm no.

Trường.JPG

Sự ra đời của Chi bộ và Đảng bộ xã Tế Lợi:

Ngày 20/01/1963: Đảng bộ Tế Lợi chính thức được thành lập trên cơ sở Chi bộ trước đây. Đảng bộ có 53 Đảng viên, sinh hoạt tại 5 Chi bộ. Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành cùng với 23 kỳ đại hội, trong suốt chiều dài lịch sử, đảng bộ và nhân dân Tế Lợi đã trải qua nhiều gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất đỗi tự hào. Thành tựu mà nhân dân Tế Lợi đạt được trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nông nàn, tinh thần cách mạng, kiên trung, bất khuất của nhân dân được soi dọi bởi chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Những thành tựu có được hôm nay gắn liền với một nhân tố hết sức quan trọng, đó là sự ra đời của tổ chức Đảng trên quê hương Tế Lợi. Từ khi Chi bộ Ba Đình, tiền thân của Đảng bộ ngày nay được thành lập năm 1947 chỉ có 4 Đảng viên, đến nay Đảng bộ đã có gần 300 Đảng viên. Từ khi ra đời đến nay, tổ chức Đảng ở Tế Lợi luôn là nhân tố quyết định, tập hợp quần chúng làm cách mạng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nằm trong vùng quê có phong trào cách mạng phát triển mạnh, Đảng bộ xã Tế Lợi đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trong 9 năm kháng chiến chống pháp và kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, nhân dân Tế Lợi đã tham gia hàng trăm đợt dân công với hàng ngàn lượt người vận chuyển nhiều tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược trên khắp các chiến trường khó khăn, gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người dân Tế Lợi vẫn luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với Tổ Quốc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,TÕ Lîi ®· ph¶i høng chÞu hµng chôc tÊn bom cña Thùc d©n Ph¸p mµ träng ®iÓm lµ th«n C­¬ng QuyÕt. TÕ Lîi lµ n¬i dõng ch©n cña nhiÒu ®¬n vÞ bé ®éi, trong ®ã cã ®¬n vÞ ®ång chÝ cè Th­îng T­íng Hoµng V¨n Th¸i ®· cã thêi gian ®ãng qu©n t¹i th«n C­¬ng QuyÕt. Tổng kết 9 năm kháng chiến chống pháp, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho nhân dân Tế Lợi nhiều Huân, huy chương, nhiều cá nhân, gia đình đã được tặng bảng vàng danh dự, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hưởng ứng chủ trương của Đảng về hợp tác hoá nông nghiệp đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, trong 2 năm (1958-1959) nông dân trong xã đã tự nguyện đóng góp ruộng đất, trâu, bò, công cụ canh tác...để đi vào làm ăn tập thể theo hình thức HTX từ thấp đến cao. Do sản xuất phát triển, sự nghiệp giáo dục văn hoá cũng được quan tâm hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đã bừng lên trên mảnh đất Tế Lợi.

Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Tế Lợi là nơi các cơ quan chủ chốt của huyện như: Huyện uỷ, UBND, Huyện đội, bách hoá tổng hợp,Công ty dược,trạm thuỷ nông,Công ty xây dựng...đóng tại địa phương nhiều năm, được nhân dân xã nhà chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ, nhiÒu nhµ d©n ®· hiÕn ®Êt, cho m­în ®Êt ®Ó x©y dùng trô së lµm viÖc cña HuyÖn ñy, UBND huyÖn.

Do nằm trên tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, tiếp viện cho miền nam, Tế Lợi cũng là nơi nghỉ chân của nhiều đơn vị bộ đội ra bắc, vào nam (KÓ c¶ lµ n¬i dõng ch©n cña hµng ngµn tï binh ngôy trong chiÕn dÞch ®­êng ChÝn Nam Lµo bÞ b¾t vµ dÉn gi¶i ra B¾c) nhân dân Tế Lợi đã tuyệt đối giữ bí mật với khẩu hiệu "Không biết, không nghe, không thấy" và luôn cảnh giác với kẻ lạ mặt, thành lập trung đội dân quân12li7 đảm nhận bảo vệ cầu Lạc, đảm bảo an toàn cho cả quân và dân, Tế lợi cũng đã cử nhiều thanh niên trong đội dân quân thường xuyên tham gia trực chiến ở các trọng điểm đánh phá của địch.

Giai đoạn từ năm 1965- 1975 Tế Lợi có 28 đợt tuyển quân và đã có 528 thanh niên lên đường nhập ngũ, có 50 nam nữ thanh niên tham gia thanh niên xung phong, trong đó có 10 nữ, 145 lượt người tham gia dân công hoả tuyến. Với khẩu hiệu" Tất cả vì tiền tuyến, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" lớp lớp con em Tế Lợi lại lên đường ra trận bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Tế Lợi có 125 người con hiến trọn cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, 96 người đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường và có một bà mẹ được phong tặng danh hiệu " Mẹ việt nam anh hùng"

1457682_319869814822617_24787644_n (1).jpg

Trong chiến công chung, nhân dân Tế Lợi đã được Nhà nước trao tặng 279 Huân huy chương kháng chiến các loại và các Huân huy chương của các nước bạn, nhân dân Tế Lợi đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, góp phần tô thêm truyền thống của quê hương Nông cống anh hùng.

Năm 1978 thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về di dời dân cư sinh sống nhỏ lẻ về sinh sống tập trung theo quy hoạch, xã Tế Lợi đã đã thực hiện di dời hàng trăm hộ sinh sống các khu lẻ về các làng lân cận. Cũng trong thời điểm đó toàn xã thực hiện quy hoạch giao thông nội đồng theo hướng chỉ đạo của Nhà nước. Làm mới đường giao thông cũng như hệ thống mương tưới, tiêu theo quy hoạch tổng thể của huyện. Từ những đổi mới về đồng ruộng nên năng suất sản lượng lúa của xã nhà ngày càng tăng cao. Có năm huy động cho nhà nước 500 tấn lương thực, là đơn vị dẫn đầu toàn huyện về năng suất lúa và đóng góp cho Nhà nước.

Từ những thành tích trên, nhân dân và cán bộ xã Tế Lợi đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì và hạng 3. §Õn nay 10/10 làng đã đạt danh hiệu làng văn hoá, Tr­êng Tiểu học ®· ®­îc c«ng nhận trường học đạt chuẩn v¨n ho¸ và đạt chuẩn mức độ 2. Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,6%, 98% đường thôn ngõ trục được bê tông hóa, giao thông nội đồng được đầu tư xây dựng, kênh tưới kênh tiêu thẳng tắp với những cánh đồng trĩu hạt lúa thơm, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang . Đến nay, xã đã đạt được 18/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hiện Đảng bộ và nhân dân xã Tế Lợi đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận xã Nông thôn mới vào quý III năm 2014.

Công sở.JPGCông sở.JPGCông sở.JPG
IMG20141222095706 (1).jpg

Sau nhiều năm đổi mới, trên mảnh đất quê hương Tế Lợi đã chứng kiến biết bao đổi thay, cuộc sống ấm no hạnh phúc đã đến với từng gia đình, từng thôn làng .Từ một vùng quê nghèo, giờ đây Tế Lợi đang tiến bước đi lên, bắt nhịp cùng với cả huyện, cả tỉnh và cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thành tựu đó, đều bắt nguồn từ sự đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách của Đảng bộ và nhân dân trong xã, là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của các ngành, các cấp. Phát huy truyền thống anh hùng, cán bộ và nhân dân xã Tế Lợi luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tranh thủ những vận hội để tiến bước đi lên.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,những cán bộ Đảng viên, con em của quê hương Tế Lợi trên khắp mọi miền đất nước luôn tự hào và phát huy truyền thống quê hương. Truyền thống đó sẽ trở thành hành trang quý báu để các thế hệ mai sau tiếp bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tế Lợi, ngày 9 tháng 9 năm2014

Lịch sử hình thành

Đăng lúc: 26/11/2020 15:01:25 (GMT+7)

TÓM TẮT truyÒn thèng lÞch sö - v¨n ho¸ x· tÕ lîi

1/ Đặc điểm, vị trí địa lý:

Tế Lợi là vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời ,từ khi có dân cư đến đây khai canh,mở đất, đến nay đã trải qua nhiều thế kỷ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân Tế Lợi đã tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp. Đó là tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân, là tình làng nghĩa xóm đậm đà, hiếu nghĩa, truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo” là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn,son sắt, thuỷ chung.

Tế Lợi có vị trí địa lí cách trung tâm huyện lị gần 5km về phía bắc. Phía nam giáp xã giáp xã Minh Thọ và Minh Nghĩa, phía Bắc giáp xã Tế Thắng, phía đông giáp xã Tế Nông, phía tây giáp xã Phú Nhuận huyện Như Thanh.

Xã có diện tích tự nhiên 1.045,05 ha, có hệ thống đường đường giao thông Quốc lộ 45 chạy theo hướng Bắc Nam với chiều dài 3,1km. Lịch sử hình thành và phát triển của xã Tế Lợi luôn gắn liền với lịch sử phát triển của huyện Nông Cống. Trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, Tế Lợi thuộc Tổng Cao Xá của huyện Nông Cống.

Sau cách mạng tháng 8/1945 Nhà nước có quyết định bỏ đơn vị Tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã, lúc này các làng của Tế Lợi ngày nay thuộc xã Cao Phong, huyện Nông Cống.

Đến năm 1947, nhà nước ghép các xã nhỏ thành xã lớn, theo đó 3 xã Cao Phong, Đại Độ, Tân Dân sáp nhập thành xã Tân Dân.

Đến năm 1948, đổi tên thành xã Tế Nông.

Đến năm 1954, xã Tế Nông được chia thành 4 xã: Tế Lợi, Tế Nông,Tế Tân và Tế Thắng. Thời kỳ này Tế Lợi có 3 làng là Đậu Yên, Hữu Cốc và Côn Cương.

Đến tháng 10/1965 theo Quyết định của Hội đồng Chính Phủ, Tế Lợi chuyển làng Đậu Yên về xã Tế Thắng, đồng thời sáp nhập làng Trường Thọ thuộc xã Minh Thọ về xã Tế Lợi sinh hoạt và ổn định cho đến nay

2.Truyền thống văn hóa và cách mạng:

Là vùng đất nằm cạnh ngàn nưa, lại có dòng sông Nhơm trong hệ thống sông Yên tích tụ phù sa, bồi đắp nên những cánh đồng mầu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên cũng gây nên những khó khăn, thách thức mà bao thế hệ người Tế Lợi đã phải gồng mình chống chọi để tồn tại và phát triển. Gắn bó bao đời với đồng ruộng, đến nay người dân trong xã đã am hiểu từng chất đất trên từng xứ đồng để bố trí các loại giống lúa cho phù hợp, góp phần tăng sản lương thực hàng năm.

Cho dù cuộc sống còn đầy gian nan vất vả, nhưng từ xưa người dân Tế Lợi vẫn luôn có truyền thống hiếu học. Trong thời kỳ đế quốc Mỹ bắn phá Miền bắc, trường cấp 2 Tế Lợi, nay là trường THCS Tế lợi được sáp nhập, học sinh của 2 xã Tế Lợi và Tế Thắng, trường học được đóng tại xã Tế Lợi. Sau Hiệp định Pa ri được ký kết năm 1973 , học sinh Tế Thắng được tách về học tại xã Tế Thắng.

Truyền thống hiếu học của cha ông đã được lớp lớp thế hệ sau gìn giữ và phát huy. Chính vì thế nhiều người trong xã đã đạt học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ.... Đó chính là những tấm gương, là động lực thúc đẩy tinh thần học tập và ý chí vươn lên của các thế hệ nối tiếp trong toàn xã.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước cùng với nhân dân Nông cống, Tế lợi cũng có quyền tự hào về hình ảnh Bà Triệu đã làm rạng rỡ sử vàng dân tộc. Trên mảnh đất Tế Lợi ngày nay có dãy núi ngàn nưa, nơi nghĩa quân Bà Triệu luyện binh, tập kết nghĩa quân đánh đuổi giặc Ngô giải phóng quê hương.Trước cách mạng tháng 8/1945 nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực, bần hàn, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Tế Lợi mang trong mình ước nguyện khao khát vùng dậy lật đổ thực dân phong kiến, giành lại chính quyền.

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam như vừng đông chói sáng, báo hiệu bình minh của thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Trên địa bàn Nông cống nói chung, xã Tế Lợi nói riêng phong trào cách mạng ngày càng phát triển. Năm 1945 cao trào cách mạng lớn mạnh, các đội tự vệ của Tế Lợi tích cực tham gia các hoạt động cách mạng. Trong các làng không khí chuẩn bị khởi nghĩa được dấy lên thành phong trào rộng khắp. Ngày 21/8/1945 chính quyền về tay nhân dân, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Nông cống thành lập và ra mắt, đã xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến. Từ đó nhân dân Tế Lợi cùng với nhân dân trong huyện chấm dứt cuộc đời nô lệ. Một giai đoạn cách mạng mới gian khổ nhưng đầy vinh quang đã mở ra. Chính quyền bắt tay vào lãnh đạo nhân dân, trước hết là nhanh chóng tổ chức cứu đói cho dân, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm đồng thời tích cực tham gia sản xuất. Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, mặc dù khó khăn đang chồng chất khó khăn, nhưng với niềm tin tưởng vào cách mạng, nhân dân Tế Lợi đã hăng hái tham gia "Tuần lễ đồng", " Tuần lễ vàng", " Xây dựng quỹ độc lập" ủng hộ kháng chiến. Với tư cách là người làm chủ, tinh thần học tập của nhân dân đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi. Từ chỗ đại đa số người dân trong xã không biết chữ, chưa đầy 3 năm sau ngày cách mạng tháng tám thành công, tỷ lệ người biết đọc, biết viết đã đạt 70% dân số, đời sống của nhân dân ngày càng được ấm no.

Trường.JPG

Sự ra đời của Chi bộ và Đảng bộ xã Tế Lợi:

Ngày 20/01/1963: Đảng bộ Tế Lợi chính thức được thành lập trên cơ sở Chi bộ trước đây. Đảng bộ có 53 Đảng viên, sinh hoạt tại 5 Chi bộ. Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành cùng với 23 kỳ đại hội, trong suốt chiều dài lịch sử, đảng bộ và nhân dân Tế Lợi đã trải qua nhiều gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất đỗi tự hào. Thành tựu mà nhân dân Tế Lợi đạt được trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nông nàn, tinh thần cách mạng, kiên trung, bất khuất của nhân dân được soi dọi bởi chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Những thành tựu có được hôm nay gắn liền với một nhân tố hết sức quan trọng, đó là sự ra đời của tổ chức Đảng trên quê hương Tế Lợi. Từ khi Chi bộ Ba Đình, tiền thân của Đảng bộ ngày nay được thành lập năm 1947 chỉ có 4 Đảng viên, đến nay Đảng bộ đã có gần 300 Đảng viên. Từ khi ra đời đến nay, tổ chức Đảng ở Tế Lợi luôn là nhân tố quyết định, tập hợp quần chúng làm cách mạng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nằm trong vùng quê có phong trào cách mạng phát triển mạnh, Đảng bộ xã Tế Lợi đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trong 9 năm kháng chiến chống pháp và kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, nhân dân Tế Lợi đã tham gia hàng trăm đợt dân công với hàng ngàn lượt người vận chuyển nhiều tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược trên khắp các chiến trường khó khăn, gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người dân Tế Lợi vẫn luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với Tổ Quốc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,TÕ Lîi ®· ph¶i høng chÞu hµng chôc tÊn bom cña Thùc d©n Ph¸p mµ träng ®iÓm lµ th«n C­¬ng QuyÕt. TÕ Lîi lµ n¬i dõng ch©n cña nhiÒu ®¬n vÞ bé ®éi, trong ®ã cã ®¬n vÞ ®ång chÝ cè Th­îng T­íng Hoµng V¨n Th¸i ®· cã thêi gian ®ãng qu©n t¹i th«n C­¬ng QuyÕt. Tổng kết 9 năm kháng chiến chống pháp, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho nhân dân Tế Lợi nhiều Huân, huy chương, nhiều cá nhân, gia đình đã được tặng bảng vàng danh dự, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hưởng ứng chủ trương của Đảng về hợp tác hoá nông nghiệp đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, trong 2 năm (1958-1959) nông dân trong xã đã tự nguyện đóng góp ruộng đất, trâu, bò, công cụ canh tác...để đi vào làm ăn tập thể theo hình thức HTX từ thấp đến cao. Do sản xuất phát triển, sự nghiệp giáo dục văn hoá cũng được quan tâm hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đã bừng lên trên mảnh đất Tế Lợi.

Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Tế Lợi là nơi các cơ quan chủ chốt của huyện như: Huyện uỷ, UBND, Huyện đội, bách hoá tổng hợp,Công ty dược,trạm thuỷ nông,Công ty xây dựng...đóng tại địa phương nhiều năm, được nhân dân xã nhà chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ, nhiÒu nhµ d©n ®· hiÕn ®Êt, cho m­în ®Êt ®Ó x©y dùng trô së lµm viÖc cña HuyÖn ñy, UBND huyÖn.

Do nằm trên tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, tiếp viện cho miền nam, Tế Lợi cũng là nơi nghỉ chân của nhiều đơn vị bộ đội ra bắc, vào nam (KÓ c¶ lµ n¬i dõng ch©n cña hµng ngµn tï binh ngôy trong chiÕn dÞch ®­êng ChÝn Nam Lµo bÞ b¾t vµ dÉn gi¶i ra B¾c) nhân dân Tế Lợi đã tuyệt đối giữ bí mật với khẩu hiệu "Không biết, không nghe, không thấy" và luôn cảnh giác với kẻ lạ mặt, thành lập trung đội dân quân12li7 đảm nhận bảo vệ cầu Lạc, đảm bảo an toàn cho cả quân và dân, Tế lợi cũng đã cử nhiều thanh niên trong đội dân quân thường xuyên tham gia trực chiến ở các trọng điểm đánh phá của địch.

Giai đoạn từ năm 1965- 1975 Tế Lợi có 28 đợt tuyển quân và đã có 528 thanh niên lên đường nhập ngũ, có 50 nam nữ thanh niên tham gia thanh niên xung phong, trong đó có 10 nữ, 145 lượt người tham gia dân công hoả tuyến. Với khẩu hiệu" Tất cả vì tiền tuyến, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" lớp lớp con em Tế Lợi lại lên đường ra trận bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Tế Lợi có 125 người con hiến trọn cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, 96 người đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường và có một bà mẹ được phong tặng danh hiệu " Mẹ việt nam anh hùng"

1457682_319869814822617_24787644_n (1).jpg

Trong chiến công chung, nhân dân Tế Lợi đã được Nhà nước trao tặng 279 Huân huy chương kháng chiến các loại và các Huân huy chương của các nước bạn, nhân dân Tế Lợi đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, góp phần tô thêm truyền thống của quê hương Nông cống anh hùng.

Năm 1978 thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về di dời dân cư sinh sống nhỏ lẻ về sinh sống tập trung theo quy hoạch, xã Tế Lợi đã đã thực hiện di dời hàng trăm hộ sinh sống các khu lẻ về các làng lân cận. Cũng trong thời điểm đó toàn xã thực hiện quy hoạch giao thông nội đồng theo hướng chỉ đạo của Nhà nước. Làm mới đường giao thông cũng như hệ thống mương tưới, tiêu theo quy hoạch tổng thể của huyện. Từ những đổi mới về đồng ruộng nên năng suất sản lượng lúa của xã nhà ngày càng tăng cao. Có năm huy động cho nhà nước 500 tấn lương thực, là đơn vị dẫn đầu toàn huyện về năng suất lúa và đóng góp cho Nhà nước.

Từ những thành tích trên, nhân dân và cán bộ xã Tế Lợi đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì và hạng 3. §Õn nay 10/10 làng đã đạt danh hiệu làng văn hoá, Tr­êng Tiểu học ®· ®­îc c«ng nhận trường học đạt chuẩn v¨n ho¸ và đạt chuẩn mức độ 2. Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,6%, 98% đường thôn ngõ trục được bê tông hóa, giao thông nội đồng được đầu tư xây dựng, kênh tưới kênh tiêu thẳng tắp với những cánh đồng trĩu hạt lúa thơm, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang . Đến nay, xã đã đạt được 18/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hiện Đảng bộ và nhân dân xã Tế Lợi đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận xã Nông thôn mới vào quý III năm 2014.

Công sở.JPGCông sở.JPGCông sở.JPG
IMG20141222095706 (1).jpg

Sau nhiều năm đổi mới, trên mảnh đất quê hương Tế Lợi đã chứng kiến biết bao đổi thay, cuộc sống ấm no hạnh phúc đã đến với từng gia đình, từng thôn làng .Từ một vùng quê nghèo, giờ đây Tế Lợi đang tiến bước đi lên, bắt nhịp cùng với cả huyện, cả tỉnh và cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thành tựu đó, đều bắt nguồn từ sự đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách của Đảng bộ và nhân dân trong xã, là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của các ngành, các cấp. Phát huy truyền thống anh hùng, cán bộ và nhân dân xã Tế Lợi luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tranh thủ những vận hội để tiến bước đi lên.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,những cán bộ Đảng viên, con em của quê hương Tế Lợi trên khắp mọi miền đất nước luôn tự hào và phát huy truyền thống quê hương. Truyền thống đó sẽ trở thành hành trang quý báu để các thế hệ mai sau tiếp bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tế Lợi, ngày 9 tháng 9 năm2014